TỶ LỆ NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỚI LỚN KHÁNH HÒA THEO BIỂU ĐỒ DỰ BÁONGUY CƠ TOÀN THỂ CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI 2007
Trần Văn Huy MD PhD FACC FESC[1]
Distribution of the population in Khanh Hoa Province Vietnam, according to 2007 World Heart Organization/International Society of Hypertension total risk prediction chart
BACKGROUND: A precise knowledge of the prevalence and importance of total cardiovascular risk factors (CVRF) will facilitate the development of preventive strategies for cardiovascular disease.
AIM: To identify a ten-year CVD risk for Vietnamese adults living in a seaside provincewhich was based on the 2007 World Health Organization (WHO)/International Society of Hypertension (ISH) risk prediction charts.
SUBJECTS AND METHODS: We studied a representative, random, cross-sectional, population-based sample ofseven hundred subjects 40 or more years old (mean age 59,56± 11.72) classified in four aged groups from 40-49,50-59, 60-69 and ≥70 years of age, living in Khanh Hoa province, Vietnam. All subjects underwent a comprehensive clinical history and examination including basic blood testing. The CVRFs assessment was done according to the criteria of 2003WHO/ISH guidelines.The percentage of the populationwith a ten-year CVD risk was calculated by applying the 2007 WHO/ISH risk prediction charts.
RESULTS: The percentage of the populationwith a ten-year CVD risk (death or myocardial infarction)of 20% or more is 11.2 percent.This percentage for men is 16.6% vs. women is6.52%, P<0.01. The percentage of the population, by age and sex, with a ten-year CVD riskof 30% or more for men in aged group 40-49 years: 0%, 50-59 years: 2.8%, 60-60 years: 13.4% and 70 or more : 23.4%, for women, these ratio are 0%,1.1%, 4.9% and 9.2% respectively.Compared with the data fromWHOfor Western Pacific Region: B is not different. 34.3% of the studied population had hypertension, 11.5% had diabetes mellitus, 34.6% smoking, 60.5% had high total cholesterol levels (>5 mMol/L)
CONCLUSIONS: Applying the WHO/ISH risk prediction charts in Khanh Hoa population, we noted the percentage of the population, by age and sex, with a ten-year CVD risk is similar with the data of WHO published. Therefore, we need to apply these guidelines in clinical daily practice as well as in community at local in order to decrease future cardiovascular hard events.
Key words. Totalcardiovascular risk factors
NỀN TẢNG: Nhận biết chính xác về tần suất và tầm quan trọng các yếu tố nguy cơ tim mạch toàn thể trong cộng đồng sẽ làm nền tảng cho việc phát triển những chiến lược dự phòng bệnh tim mạch.
MỤC ĐÍCH: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch toàn thể của người lớn Khánh Hòa Việt Nam theo biểu đồ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)/Hội Tăng Huyết áp Quốc tế (ISH) 2007.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Điều tra cắt ngang dựa theo dân số của tỉnh với cỡ mẫu ngẫu nhiên 700 đối tượng, thực hiện 656 đối tượng trong đó 615 người chưa có bệnh mạch vành mạch não có tuổi trung bình 59.56 ±11.72 được nghiên cứu, phân theo các nhóm tuổi 40-49,50-59, 60-69, và > 70. Tất cả đều được khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch bằng khám lâm sàng và xét nghiệm máu tĩnh mạch lúc đói sàng lọc sau hai lần để chẩn đóan xác định. Đánh gía các yếu tố nguy cơ tim mạch chính theo các tiêu chuẩn của khuyến cáoWHO/ISHnăm 2003. Thực hiện các tính biểu đồ theo hướng dẫn của WHO/ISH 2007.
KẾT QỦA: Tỷ lệ dự báo nguy cơ tim mạch tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong 10 năm đến của dân số Khánh Hòa trên 40 tuổi có nguy cơ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim từ 20% trở lên là 11.2%. Nam có tỷ lệ cao hơn nữ 16.61% vs 6.52% P<0.01. Tỷ lệ nguy cơ theo nhóm tuổi và giới có nguy cơ từ 30% (rất cao) trở lên lần lượt ở nam nhóm tuổi 40-49:0%, 50-59: 2.8%, 60-69: 13.4% và bằng/trên 70 tuổi 23.4%. Đối với nữ các tỷ lệ nầy lần lượt là 0%, 1.1%, 4.9% và 9.2%. So với số liệu của WHO tương ứng với vùng Châu Á Thái Bình Dương nhóm B không có sự khác biệt lớn. Tỷ lệ THA trong dân số nghiên cứu là 34.3%, hút thuốc là 34.6%, đái tháo đường 11.% và tăng cholesterol toàn phần >5 mMol/L 60.5%.
KẾT LUẬN:Nghiên cứu đã cho thấy biểu đồdự báo nguy cơ bệnh tim mạch của WHO là sát thực tế địa phương, nên cần được ứng dụng trong lâm sàng hàng ngày để có chiến lược điều trị dự phòng thích đáng nhằm giảm tối đa các biến cố tim mạch ở địa phương.
.
GIỚI THIỆU
Theo báo cáo của Tổ ChứcY Tế Thế Giới (WHO) hiện nay bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu của tử suất và bệnh suất không những ở các quốc gia đã phát triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển [1]. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới (17/50 triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển [1,2]. Những yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) chính kinh điển đã được khẳng định là tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLM), thuốc lá (TL), đái tháo đường (ĐTĐ), tuổi, giới và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm (TSGD) [2-6]. Ngoài ra những yếu tố như béo phì, ít vận động, đái vi đạm niệu, tăng homocystein… là những yếu tố nguy cơ đã và đang được khẳng định2-7 Tỷ lệ THA trên thế giới có từ 10-30% đối với người trên 18 tuổi [2-5], tại Việt Nam theo điều tra dịch tễ học THA phạm vi toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự năm 1993 có tỉ lệ THA là 11% [6] nhưng đến năm 2002 tỷ lệ THA tại miền Bắc Việt Nam là 16% [7]. Về tỷ lệ ĐTĐ tại Mỹ, theo kết quả điều tra cơ bản năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người và dự đoán trong 10 năm hoặc 20 năm tới tỷ lệ mắc bệnh sẽ gần như tăng gấp đôi [2-3], tại Việt Nam theo các điều tra năm 1990-1992ở một số vùng của Hà Nội 1,1%, Huế 0,96%, thành phố Hồ Chí Minh 2,5% nhưng đến nay có nơi đã tăng đến 5%-7% [7-10]. Tiến trình bệnh tim mạch xảy ra là do hậu qủa của các yếu tố nguy cơ tim mạch tác động. Chính vì vậy, chìa khóa then chốt để dự phòng bệnh tim mạch có hiệu qủa là cùng lúc kiểm soát tất các các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm chứ không chỉ dựa trên từng yếu tố riêng biệt. Hiện nay, ở các quốc gia phát triển đều đã có những bảng phân tầng dự báo nguy cơ tim mạch trong 5- 10 năm đến như Hoa Ký có bảng điểm Framingham [5, 11-12], Châu Âu có biểu đồ SCORE [13], riêng tại các quốcgia khác, nhất là các quốcgia đang phát triển chưa có một bảng điểm nào xác định tổng các yếu nguy cơ toàn thể nầy, chính vì vậy WHO/Hội Tăng Huyết Áp Quốc Tế (ISH) năm 2007 đã đưa ra một biểu đồ dự báo nguy cơ tim mạch toàn thể cho các vùng khác nhau trên toàn thế giới [14-15]. Việt Nam chúng ta về mặt dịch tễ bệnh học được tổ chức nầy sắp vào vùng Châu Á Thái Bình Dương (TBD) nhóm B (nhóm có tỷ lệ tử vong ở trẻ em và người lớn thấp) [1]. Qua đó chúng tôi áp dụng vào nghiên cứu nầy nhằm các mục tiêu chính sau:
Tìm hiểu về tỷ lệ dự báo nguy cơ bệnh tim mạch ở nguời lớn Khánh Hòa trong 10 năm đến dựa theo biểu đồ dự báo nguy cơ tim mạch toàn thể của WHO năm 2007.
Qua đó đánh gía so sánh với tỷ lệ dự báo nguy cơ toàn thể của WHO đối với trong cùng vùng và các vùng khác trên thế giới nhằm khẳng định giá trị của bảng dự báo nầy với thực tế địa phương hầu có thể ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng và cộng đồng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối Tượng: Nam và nữ từ 40 tuổi trở lên sống tại Khánh Hòa đã đồng ý tham gia vào chương trình nghiên cứu các YTNCTM chính của ngành y tế Khánh Hòa.
Phương pháp: Tiền cứu, điều tra dịch tễ các yếu tố nguy cơ tim mạch trên phạm vi toàn tỉnh Khánh Hòa 2004. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Dựa vào số sự phân bố tỷ lệ dân số của tỉnh Khánh Hòa theo từng tầngtuổi và các vùng sinh thái, chúng tôi chọn một cỡ mẫu ngẫu nhiên có n = 700, với độ chính xác d= 0,05 P <0,05.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch bằng khám lâm sàng và xét nghiệm máu tĩnh mạch lúc đói sàng lọc sau hai lần để chẩn đóan xác định. Đánh gía các yếu tố nguy cơ tim mạch chính theo các tiêu chuẩn của khuyến cáoWHO/ISHnăm 2003 [16].
Theo tiêu chuẩn của WHO 2007[15], các yếu tố được khảo sát để tính tỷ lệ dự báo nguy cơ tim mạch trong 10 năm đến là: tuổi, giới, huyết áp tâm thu (mmHg), hút thuốc, đái tháo đường và mức cholesterol toàn phần (mmol/L). Tuổi được chia theo bốn mức: 40-49, 50-59, 60-69 và =/> 70. Đái tháo đường được xácđịnh khi xét nghiệm đường huyết lúcđói sau hai thời điểm khác nhau 7 mMol/l. Mức huyết áp tâm thu được ghi nhận đo ở tư thế ngồi cánh tay đề ngang tim với máy đo huyết áp thủy ngân hiệu Royal, trong lần sàng lọc đầu tiên những trường hợp huyết áp tâm thu=/> 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương =/> 90 mmHhg, sẽ được kiểm tra lần 2 sau một tuần không điều trị lấytrị số trung bình cộng của 2 lần. Mức cholesterol được xác định bằng mẫu máu lúc đói xét nghiệm tại phòng xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang máy ALLYON 300 (ABOTT, USA).
Mức dự báo nguy cơ bệnh tim mạch gồm tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong 10 năm đến được đánh giá theo bốn mức với màu xanh trên biểu đồ có nguy cơ <10%, màu vàng có nguy cơ 10-20%, màu gạch có mức nguy cơ 20-30%, màu đỏ có mức nguy cơ 30-40% và đỏ sậm có mức nguy cơ >40% [14,15]. Biểu đồ để xácđịnh mức nguy cơ đối với Việt Nam được xếp vào vùng Châu Á Thái Bình Dương gồm có: Trung Quốc.Cambodia,, Lào , Malaysia, Mongolia, Philippines, Hàn quốc, Đảo Cook, Kiribati, Đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Niue, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands, Tonga, Tuvalu, Vanuatu,Việt Nam [14]. Các bước tính mức nguy cơ thực hiện theo khuyến cáo của WHO [14]. Những người có bệnh tim mạch đã được xác định bao gồm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim , bệnh động mạch ngoại vi, cơn thiếu máu não thóang qua, đột quỵ, đã làm tim mạch can thiệp không cần tính theo biểu đồ nầy và được loại ra khỏi diện nghiên cứu.
Hình 1. Biểu đồ phân tầng nguy cơ tim mạch toàn thể đối với vùng Châu Á Thái Bình Dương nhóm B có đái tháo đường [14,15].
Hình 2. Biểu đồ phân tầng nguy cơ tim mạch toàn thể đối với vùng Châu Á Thái Bình Dương nhóm B không có đái tháo đường [14,15].
Phương pháp thống kê: Các thông số nghiên cứu được tính theo phần mềm thống kê SPSS 10. Tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh bằng test t cho những biến số liên tục. Có ý nghĩa thống kê khi P <0,05..
KẾT QỦA
Tổng số đối tượng nghiên cứu được điều tra theo cỡ mẫu là 656 ca có tỷ lệ đáp ứng: 83%. Trong đó có 41 ca (6.5%) đã có biểu hiện bệnh mạch vành và mạch não không cần phân tầng nguy cơcho dự phòng tiên phát nên loại ra khỏi diện nghiên cứu. 615 trường hợp được nghiên cứu theo biểu đồ trong chiến lược dự phòng bệnh tim mạch trong 10 năm đến..
Các đặc điểm cơ bản của cỡ mẫu nghiên cứu: Bảng 1
Đặc điểm / Trung bình / Độ lệch chuẩn / Tối Thiểu / Tối đaTuổi / 59,56 / 11,72 / 40 / 90
Creatinine / 72,93 / 15,40 / 41,03 / 134,65
BMI (P/T2) / 20,97 / 3,50 / 15,5 / 45,37
Vòng eo (mm) / 74,39 / 10,27 / 56 / 113
Vòng mông (mm) / 88,92 / 8,03 / 60 / 120
Chỉ số eo/mông / 0,83 / 0,09 / 0,45 / 1,58
HA TT (mmHg) / 131,65 / 23,16 / 72 / 233
HA TTr (mmHg) / 79,66 / 12,37 / 50 / 140
ĐHLĐ (mmol/L) / 5,68 / 1,83 / 3.22 / 24,14
CT (mmol/Ll) / 5,32 / 1,13 / 2,24 / 9,73
LDL (mg/dl) / 3,25 / 0,96 / 1,54 / 7,02
HDL (mg/dl) / 1,29 / 0,09 / 1 / 2,35
TRI (mg/dl) / 1,64 / 1,29 / 0,43 / 16,11
Kết qủa tỷ lệ phân tầng nguy cơ 10 năm của người lớn > 40 tuổi. Bảng 2
Phân tầng / n / Tỷ lệ / Nam / Tỷ lệ / Nữ / Tỷ lệXanh: <10% / 466 / 75.8 / 192 / 67.84 / 274 / 82.53
Vàng: 10-20% / 77 / 12.5 / 44 / 15.54 / 33 / 9.94
Gạch: 20-30% / 30 / 4.9% / 17 / 6.01 / 13 / 3.91
Đỏ: 30-40% / 15 / 2.4% / 7 / 2.47 / 8 / 2.41
Đỏ Sậm: ≥40% / 27 / 4.% / 23 / 8.13 / 4 / 1.20
Tổng số / 615 / 100 / 283 / 100 / 332 / 100
Tỷ lệ nguy cơ nhóm≥ 20% (cao và rất cao) trở lên chiếm: 11.3%, nam có tỷ lệ cao hơn nữ 16.61% vs 6.52% P<0.01
Tỷ lệ phân tầng theo các nhóm tuổi. Hình 3
Nhóm tuổi càng lớn tỷ lệ dự báo nguy cơ tim mạch càng lớn
Tỷ lệ phân tầng nguy cơ theo giới và nhóm tuổi. Bảng 3
Nam % / 40--49 / 50-59 / 60-69 / 70+ / Nữ % / 40--49 / 50-59 / 60-69 / 70+<10 / 95.5 / 91.3 / 64.2 / 28.4 / <10 / 98.8 / 95.7 / 74.4 / 57.9
10-19.9 / 3 / 4.3 / 14.9 / 35.8 / 10-19.9 / 1.2 / 2.1 / 14.6 / 23.7
20-29.9 / 1.5 / 1.4 / 7.5 / 12.3 / 20-29.9 / 0 / 1.1 / 6.1 / 9.2
30-39.9 / 0 / 1.4 / 2.9 / 4.9 / 30-39.9 / 0 / 3.7 / 6.6
≥ 40 / 0 / 1.4 / 10.5 / 18.5 / ≥ 40 / 0 / 1.1 / 1.2 / 2.6
Tỷ lệ phân tầng nguy cơ >30% theo các nhóm tuổi ở nam lần lượt là. 0%, 2.8%, 13.4% và 23.4% và nữ lần lượt là 0%,1.1%, 4.9% và 9.2%
Tỷ lệ từng yếu tố:
-Tỷ lệ người người có hút thuốc lá: 213/615= 34.63%, nam có tỷ lệ 65.72% (186/283), nữ 8,13% (27/332)
-Tỷ lệ THA.34.3% ( 221/615); Nam 37.5%, Nữ :31. 6%
-Tỷ lệ tăng cholesterol > 5 mmol: 60.5% (362/615)
-Tỷ lệ tăng đường huyết >7mmol/L: 11.5% (71/615), nam 12%, nữ 11.5%
Tỷ lệ THA theo nhóm tuổi: Bảng 4.
40--49 / % / 50-59 / % / 60-69 / % / =/>70 / % / TS / %BT / 130 / 88.4 / 125 / 77.2 / 84 / 56.4 / 65 / 41.4 / 404 / 65.7
THA / 13 / 8.8 / 25 / 15.4 / 34 / 22.8 / 49 / 31.2 / 121 / 19.7
THATT / 4 / 2.7 / 12 / 7.4 / 31 / 20.8 / 43 / 27.4 / 90 / 14.6
TS / 147 / 100 / 162 / 100 / 149 / 100 / 157 / 100 / 615 / 100
THA / 17 / 11.5 / 27 / 22.8 / 65 / 43.6 / 92 / 58.6 / 211 / 34.3
Tỷ lệ tăng cholesterol theo nhóm tuổi. Bảng 5.
mMol/L / 40--49 / % / 50-59 / % / 60-69 / % / =/>70 / % / TS / %<5 / 70 / 57.6 / 63 / 38.9 / 58 / 38.9 / 52 / 33.1 / 243 / 39.5
5-7 / 69 / 46.9 / 89 / 54.9 / 77 / 51.7 / 95 / 60.5 / 330 / 53.7
7-8 / 8 / 5.4 / 10 / 6.2 / 14 / 9.4 / 10 / 6.4 / 42 / 6.8
TS / 147 / 23.9 / 162 / 26.3 / 149 / 24.2 / 157 / 25.5 / 615 / 100
Tỷ lệ tăng đường máu theo nhóm tuổi. Bảng 6
40--49 / 50-59 / 60-69 / =/>70<7 / 134 / 150 / 131 / 129 / 544
=/>7 / 13 / 12 / 18 / 28 / 71
TS / 147 / 162 / 149 / 157 / 615
% / 8.8 / 7.4 / 12.1 / 17.8 / 11.5
Bàn Luận
Theo báo cáo của WHO ước tính năm 2005 có khoảng 17.5 triệu người chết do bệnh tim mạch, trong số nầy 7.6 triệu do bệnh mạch vành và 5.7 triệu do đột qụy, nếu không có một hành động tích cực thì đến năm 2015 sẽ là 20 triệu người chết do bệnh tim mạch [2]. Trong đó xơ vữa động mạch là tiến trình chính của các biến cố bệnh mạch vành, đột qụy cũng như bệnh mạch máu ngoại vi. Qúa trình xơ vữa động mạch phát triển từ rất sớm và do nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch gây ra, bệnh cạnh đó chi phí để kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch là rất lớn, nên khống chế bệnh tim mạch vẫn đang là một thách thức nhất đối với các quốc gia có nền kinh tế thấp và trung bình. Chính vì vậy WHO đã đưa ra một khuyến cáo với một biểu đồ đơn giản tổng hợp cho từng vùng dịch tễ là cần thiết khi mà hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thấp và trung bình chưa có một biểu đồ cụ thể riêng. Tuy nhiên trong từng quốc gia của phân vùng, liệu biểu đồ nầy có phù hợp không vẫn đang là một câu hỏi? Qua thực tế nghiên cứu ứng dụng biểu đồ tính mức dự báo nguy cơ 10 năm ở địa phương, mà trong đó Việt Nam được tố chức nầy phân vùng theo yếu tố dịch tễ dự phòng xếp vào vùng Châu Á TBDnhóm B chứ không nằm trong vùng địa lý Đông Nam Á, chúng tôi ghi nhận một kết qủa vềtỷ lệ dự báo nguy cơ bệnh tim mạch trong vòng 10 năm đến là không khác biệt lớn so với số liệu mà WHO đã công bố [14]. Tỷ lệ nguy cơ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong 10 năm đến >30% ở nam trong vùng Châu Á TBD nhóm B của WHO có tỷ lệ theo nhóm tuổi 40-49 là 0.16%, 50-59: 3.7%, 60-69: 15.06% và =/>70: 21.6% [14] thì chúng tôi cũng có một tỷ lệ tương đương lần lượt là 0% , 2.8%, 13.4% và 23.4%. Tương tự ở nữ theo WHO đối với vùng Châu Á TBD nhóm B có các tỷ lệ lần lượt 0.1%, 1,99%, 6.74% và 15.2% [14] chúng tôi có tỷ lệ là 0%, 1.1%, 4.9% và 9.2%. Phân tích chi tiết theo từng mức nguy cơ theo giới và nhóm tuổi (bảng 3) thì cũng không có sự khác biệt lớn, chứng tỏ biểu đồ dự báo nguy cơ tim mạch 10 năm đến của WHO sắp xếp Việt Nam vào vùng dịch tễ Châu Á TBD nhóm B là phù hợp, trái lại nếu so với tỷ lệ của vùng dịch tễĐông Nam Á nhóm B gồm Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan thì có sự khác biệt với các tỷ lệ nầy lần lượt là 0.37%, 4.1%, 10% và 13% [14] ở nam thấp hơn so với chúng tôi cũng như trong vùng Châu Á TBD nhóm B của WHO. Qua đó cho thấy, mặc dù biểu đồ của WHO mới đưa ra còn có một số hạn chếnhưng qua nghiên cứu kiểm chứng của chúng tôi đã cho thấy phân vùng của WHO đối với Việt Nam là sát thực tế của địa phương. Một đặc điểm cần chú ý là theo từng yếu tố nguy cơ để phân tầng ghi nhận ở người lớn trên 40 tuổi có tỷ lệ hút thuốc 34.6%,THA 34,3%, ĐTĐ 11,5% và rối loạn lipid máu với mức cholesterol toàn phần >5mmol/L 60.5% là có một sự gia tăng so với trước đây ở địa phương và gần tương tự với các quốc gia phát triển [6-12]. Tuy nhiên khi xét mức nguy cơ toàn thể của từng cá nhân để có chiến lược điều trị tích cực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chủng tộc của họ thì vẫn ở mức tương ứng trong vùng, và có khác biệt lớn với mức nguy cơ toàn thể của các nước phát triển như vùng Bắc Mỹ có tỷ lệ nguy cơ 10 năm >30% ở nhóm tuổi > 70 nam là 54%, nữ 31% và ở Châu Âu là từ 38% đến 58% đối với nam và từ 20% đến 51% đối với nữ[14] so với chúng tôi tỷ lệ nầy là 23% ở nam và 15% ở nữ. Hiện nay trên thế giới ở các quốc gia phát triển có những cách tính yếu tố nguy cơ toàn thể như bảng điểm Framingham của Hoa Kỳ [5,10], SCORE [13] của Châu Âu mà chỉ dựa vào những nghiên cứu dịch tễ của quần thể dân số của họ nên không thể áp dụng cho mọi chủng tộc quốc gia khác. Chính vì vậy, qua nghiên cứu cho thấy biểu đồ dự báo nguy cơ tim mạch 10 năm của WHO là phù hợp cần áp dụng và cần tuân thủ hướng dẫn của WHO trong dự phòng và điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch cần xét trên tổng yếu tố nguy cơ hơn là từng yếu tố riêng biệt, mà trong đó nhấn mạnh tính hiệu qủa và chi phí là một phần quan trong trong chiến lược dự phòngnhằm hạn chế tối đa các biến cố tim mạch xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nghiên cứu thêm so sánh giữa các biểu đồ của WHO và Framingham, SCORE để có sự minh chứng khác biệt cụ thể hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu điều tra dịch tễ các YTNCTM chính ở người lớn từ 40 tuổi trở lên trên phạm vi toàn tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi áp dụng biểu đồ phân tầng dự báo nguy cơ tim mạch 10 năm đến của WHO năm 2007 ghi nhận tỷ lệ dự báo nguy cơ tử vong và nhồi máu cơ tim trong 10 năm đến > 20% chiếm : 11.3%, nam có tỷ lệ cao hơn nữ: 16.61% vs 6.52% P<0.01. Nếu tính mức nguy cơ 10 năm > 30% (rất cao trở lên ) theocác nhóm tuổi 40-49, 50-59, 60-69 và =/>70 ở namcó tỷ lệ lần lượt là. 0%, 2.8%, 13.4% và 23.4% và nữ lần lượt là 0%,1.1%, 4.9% và 9.2% cũng tương tự với ghi nhận của WHO đối với vùng Châu Á TBD nhóm B. Qua đó cho thấybảng phân tầng dự báo nguy cơ của WHO là sát thực tế địa phương, cần được ứng dụng trong lâm sàng hàng ngày để có chiến lược điều trị dự phòng thích ứng phù hợp với tính hiệu qủa và kinh tế mà WHO đưa ra nhằm khống chế bệnh tim mạch đang trên đà gia tăng ở địa phương.
Tài liệu tham khảo
- WHO. World Health Report 2002: reducing risks, promoting healthy life.Geneva: World Health Organization, 2002.
- WHO. Preventing chronic diseases a vital investment. Geneva : World Health Organization, 2005.
- .Ahram V Chobanian et al. The Seven Report of the National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure. JAMA May 2003 289 2560-2572
- Guy de Packer. European guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical pratice. European Heart journal 2003 24 1601-10
- D’Agostino RB, Grundy S, Sullivan LM, Wilson P. CHD Risk Prediction Group. Validation of the Framingham coronary heart disease prediction scores: results of a multiple ethnic groups investigation. JAMA 2001; 286: 180–87
- Tran Do Trinh & cs. Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại Việtnam. Tim mach hoc 18 1999. 28-31
- Pham Gia Khai et cs Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phí abắc Việt Nam 2001-2002. Vietnames cardiology journal No3-2003. 9-34
- Tran Van Huy va cs. Điều tra dịch tễ tăng huyết áp trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Noi khoa 2 1990, 3-8
- Tran Van Huy.The coexisting cardiovascular cardiovascular risk factors in older hypertensive patients at Khanh Hoa in Vietnam. Journal of the American College of Cardiology. Vol 39 No 9 May 1,2002. Revue medical VN. No1/2002.12-21
- Executive summary of the Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expect Panel on Detection, Evaluation and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults ( Adult Treatment Panel III) JAMA 2001 285 2486-97
- Scott M. Grundy et al. Assessment of cardiovascular risk by use of Multiple-Risk-factors assessment Equations. J Am cardio 1999; 34; 1348-59
- Stuart J Pocok et al. A score for predicting risk of death from cardiovascular disease in adults with raised blood pressure. Based on individual patient data from randomized control trials BMJ Vol. 323 July 2001;75-81
- Conroy RM et al., SCORE project group. Estimation of ten-year risk of fatal cardiovascular disease in Europe: the SCORE project. Eur Heart J. 2003;24(11):987–1003
- WHO. Prevention of Cardiovascular Disease. Guidelines for assessment and management of total cardiovascular risk. Geneva: World Health Organization, 2007
- Mendis S, Lindholm LH, Mancia G, et al. World Health Organization (WHO) and International Society of Hypertension (ISH) risk prediction charts: assessment of cardiovascular risk for prevention and control of cardiovascular disease in low and middle-income countries. J Hypertens 2007; 25: 1578–82.
- WHO, ISH Writing Group. 2003 World Heath Organization (WHO)/International Society of Hypertension (ISH) statement on management of hypertension. J Hypertension 2003; 21:1983-1992.
[1]Khoa Tim Mạch Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa 19 Yersin Nha Trang Fax 058 812344 . Địa chỉ email liên hệ: